Tủ điều khiển chiếu sáng ngoài trời là thiết bị không còn quá xa lạ với mọi người đặc biệt là ở những vùng có diện tích chiếu sáng rộng lớn như các cơ quan, nhà xưởng, các xí nghiệp hay các công trình công cộng. Tuy nhiên cũng có những điều về loại tủ điện này như khái niệm, công dụng, thông số kỹ thuật ..v..v .. mà chúng ta chưa biết đến.
1. Khái niệm
Tủ điện chiếu sáng ngoài trời với cấu tạo bằng inox hoặc bao phủ bởi lớp sơn chống gỉ và có khả năng chống nước cực kỳ tốt. Chuyên sử dụng cho các thiết bị về điện ở ngoài trời; mà không cần đến các tấm chắn bảo vệ nào. Ngoài khả năng chống nước; còn giúp các thiết bị điện tránh được tác động của khói, bụi, các tác nhân gây hại khác.
2. Sơ đồ đấu nối tủ điện chiếu sáng ngoài trời
Được sử dụng rộng rãi trong các công trình có mức chiếu sáng lớn; các công trình công cộng, các trạm biến áp..v..v. Tùy theo hoạt động và ứng dụng vào thực tế; cách đấu nối tủ điện chiếu sáng ngoài trời cũng vì thế mà khác nhau. Có thể thiết kế từ đơn giản đến phức tạp và thậm chí đóng hoặc ngắt tự động.
3. Nguyên lý hoạt động của tủ điện ngoài trời
Thông thường, tủ điện chiếu sáng ngoài trời sẽ gắn các thiết bị điều khiển để đóng mở các hoạt động của truyền tải điện cũng như hệ thống chiếu sáng. Có thể sử dụng bộ điều khiển bật tắt theo thời gian hoặc lập trình chế độ phức tạp điều khiển hai công suất. Nguyên lý hoạt động:
Lắp đặt rơ le để điều khiển và đóng cắt tự động các thiết bị chiếu sáng. Đồng thời rơ le tự động này sẽ giúp tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ; cũng như tuổi thọ của các thiết bị điện.
Cài đặt theo chế độ thời gian cũng là một phần nguyên lý của tủ điện ngoài trời.
3.1 Nguyên lý của tủ điện điều khiển bật tắt theo thời gian
Tùy theo yêu cầu, ứng dụng của các thiết bị chiếu sáng; tủ điện có thể được thiết kế khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nơi thường sử dụng tủ điều khiển bật tắt theo thời gian. Bởi chức năng nhận biết thông minh để bật tắt bóng đèn và điều chỉnh ánh sáng phù hợp.
Nguyên lý của tủ điện điều khiển bật tắt theo thời gian chính là việc cài đặt theo chế độ thời gian chiếu sáng với những cài đặt mặc định.
- Từ 6h- 18h hầu như không thắp sáng bóng nào và tắt hết tất cả các bóng
- Từ 18h – 23h thắp sáng 100% tất cacr các bóng.
- Từ 23h – 6h sáng hôm sau, thắp sáng 40% các bóng cần thiết để giảm lượng điện năng tiêu thụ và tiết kiệm điện.
3.2 Nguyên lý tủ điều khiển 2 cấp công suất
Tủ điều khiển chiếu sáng ngoài trời điều khiển 2 cấp công suất được xem là loại tủ có hiệu quả ứng dụng cao tuy nhiên chi phí lại không rẻ. Với loại tủ điện này sẽ bảo vệ được hệ thống chiếu sáng trong những trường hợp như bị lệch pha, điện quá tải, mất pha …
Loại tủ điều khiển 2 cấp công suất có nguyên lý hoạt động như sau.
Cài đặt mặc định các chế độ tự động; nhưng có thể thay đổi được để thích hợp với việc sử dụng
Có thể điều khiển cả bằng tay và tự động; có thể thay đổi tăng giảm cường suất chiếu sáng một cách khoa học.
Có thể kéo dài tuổi thọ bóng đèn khi ổn định điện áp ở mức 220V; đặt được chế độ tiết kiệm điện tùy theo cài đặt của con người và được áp dụng rất nhiều ở các hệ thống chiếu sáng công cộng.
4. Phân loại tủ điện ngoài trời
Tùy vào mục đích sử dụng, cũng như môi trường và công trình lắp đặt có rất nhiều loại tủ điện chiếu sáng ngoài trời cho chúng ta lựa chọn. Đối với loại tủ này sẽ tùy vào chức năng hay định mức đóng cắt người ta sẽ phân ra những loại tủ khác nhau.
4.1 Phân loại tủ theo chức năng
Dựa vào chức năng của các loại tủ, người ta phân loại ra những tủ có chức năng khác nhau để khách hàng lựa chọn khi sử dụng.
Chức năng cài đặt bật và tắt bóng theo thời gian; để tiết kiệm tối đa điện năng đồng thời có chi phí thấp, thao tác cũng rất đơn giản.
Thay đổi chế độ chiếu sáng theo mùa, điều khiển được hệ thống đèn trang trí…
4.2 Phân loại tủ theo định mức đóng cắt
Tùy theo mức độ sử dụng, người ta phân loại tủ theo định mức đóng cắt với các cấp như; 35A, 50A, 63A và 100A.
Dùng để đóng cắt và điều khiển chiếu sáng ở các công trình lớn và có thể bảo vệ hệ thống chiếu sáng khi bị ngắn mạch hoặc quá tải.